Công ty TNHH vật tư thiết bị kỹ thuật hạ tầng TEINCO

Màng chống thấm HDPE lót ruộng muối, chọn loại nào tốt nhất ?

Teinco - Công ty TNHH Vật tư thiết bị kỹ thuật hạ tầng Tin tức & Sự kiện Tin dự án - công trình Màng chống thấm HDPE lót ruộng muối, chọn loại nào tốt nhất ?

Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline: SĐT/Zalo: 0339.111.869

Màng chống thấm HDPE (Hight Density Polyetylenthe) là loại vật liệu có cầu thành bởi (1) 97% Nhựa nguyên sinh, (2) Hơn 2% Cacbon đen, và (3) phần còn lại là phụ gia đặc biệt của nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm có độ bền lâu dài ( Rất đắt ) chỉ những hãng thương hiệu như Solmax , GSE mới có.

Màng chống thấm HDPE Solmax vs nhiều ưu điểm vượt trội nên được dùng rộng rãi làm hồ muối

Chọn loại HDPE nào để lót ruộng muối ?

Do đặc điểm của HDPE làm muối phải đạt được yêu cầu muối thành phẩm phải là muối sạch nên Bạt làm muối phải làm từ nhựa nguyên sinh, bề mặt phải nhẵn không được lẫn các tạp chất.

Do đặc điểm dùng làm muối nên Màng HDPE phải chịu được nhiệt độ ngoài trời rất cao, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ngoài ra quá trình canh tác bạt còn phải chịu tác động từ thiết bị cào tay hoặc cào máy hàng ngày. Sau mỗi vụ bạt lại được cuốn lại cho mùa tiếp theo nên HDPE dùng làm muối phải là loại có độ bền cơ lý cao, khả năng chống UV ( ánh nắng mặt trời vợt trội.

HDPE Solmax từ lâu đã được các tập đoàn lớn nhất ở Việt Nam như Vingroup, Hòa Phát, Việt Úc, CP, Bimgroup tin tưởng sử dụng trong các ứng dụng Hầm Biogas, hồ nước ngọt, Hồ cảnh quan sân Golf, Hồ muối từ hàng chục năm nay đem lại hiệu quả rất cao về kinh tế, giá thành cũng ngang bằng vs các sản phẩm HDPE trong nước.

Sơ bộ cấu tạo màng HDPE Solmax 

Nhựa nguyên sinh: Các hãng lớn ( Solmax, GSE ) có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng hạt nhựa nguyên sinh nhập từ nhà cung cấp có nguồn gốc rõ ràng và được thí nghiệm trước khi sử dụng  => Các chỉ tiêu cơ lý (Tensile Properties, Tear Resistance, Puncture Resistance, Stress Crack Resistance) được đảm bảo duy trì theo suốt quá trình khai thác sản phẩm nhiều năm không bị giảm chất lượng, nứt rạn, phá hủy. Giúp HDPE chịu được lực gió, lực căng của khí (Biogas – Rác) hay áp lực cột nước tác động lên

Hàm lượng các bon đen đúng tỷ lệ chuẩn: Hạt nhựa nguyên sinh và được pha trộn với Cacbon đen theo đúng tỷ lệ chuẩn 2-3% và mức độ phân tán cacbon đen đều trên toàn bộ sản phẩm giúp kháng UV tối đa ( bền dưới ánh nắng mặt trời theo thời gian).

Trường hợp không kiểm soát được chất lượng nhựa đầu vào và mức độ phân tán không đồng đều sẽ làm chỗ nhiều Cacbon đen sẽ giòn và chỗ ít sẽ bị lão hóa, còn phân tán nhiều trên bề mặt sẽ có hiện tượng hàn kép hay hàn đùn vật liệu không ngấu như hàng loại rẻ rất hay mắc phải.

Chất phụ gia đặc biệt: được phát triển bởi mỗi hãng giúp sản phẩm chịu được các tác động cơ lý trong thời gian dài, mỗi cuộn làm ra được thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu theo tần suất quy định tại tiêu chuẩn GM13 của hiệp hội Môi trường Mỹ

Lợi ích khi dùng bạt HPDE lót ruộng muối ?

  • Làm muối trên mọi loại đất mà không phụ thuộc đất.
  • Khổ rộng đến 1-8 mét nên phù hợp với diện tích ruộng muối, hạn chế việc phải hàn dán.
  • Màng HPDE lót ruộng muối được sản xuất từ nguyên liệu nhựa HDPE nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Màng HPDE có khả năng kháng tia cực tím, chống lão hóa, khả năng kháng hóa chất tuyệt vời, phù hợp tiêu chuẩn sản xuất muối sạch.
  • Rút ngắn thời gian kết tinh muối vì bạt HPDE hấp thụ nhiệt rất cao nên nhanh kết tinh. Thông thường nền đất phải mất 10 tiếng nhưng khi sử dung bạt HPDE chỉ mất 6 tiếng để kết tinh muối.
  • Chất lượng muối cao hơn tất cả các phương pháp sản xuất truyền thống, không lẫn tạp chất từ đất, màu trắng sáng và sạch hơn so với làm trên nền đất nên được thu mua với giá cao hơn, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập.
  • Thi công dễ dàng và thời gian thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng
  • Màng HDPE lót ruộng muối có bề mặt màng láng nên dễ cào, giảm thiểu lượng muối tồn dư trên ruộng khi thu hoạch.
  • Các quy trình sản xuất cũng tương tự như sản xuất muối truyền thống. Tuy nhiên, nếu như cách truyền thống phơi nước ắt ( loại nước kết tinh thành muối) trực tiếp trên các ô xi măng thì nay sẽ phơi trên bạt HPDE. Bạt HDPE được trải trên nền cát đã đầm chặt hoặc ô Xi măng đã được san phẳng và đầm kỹ. Diện tích bạt được cắt lớn hơn ô Xi măng một ít để trùm lên phần mép giúp cho nước muối không chảy xuống dưới ô. Chi phí cho một mét vuông bạt phơi muối tương đương với chi phí để làm ra cùng một diện tích ô Xi măng. Hơn nữa, khi tiến hành thay hoặc làm mới bạt không phụ thuộc nhiều vào thời tiết như việc sửa chữa, cải tạo ô Xi măng truyền thống. Theo như nghiên cứu, tuổi thọ của bạt HPDE vào khoảng 10 đến 20 năm tùy thuộc vào độ dày của bạt HDPE, gấp 4-6 lần tuổi thọ của ô Xi măng. Quá trình thu hoạch muối phơi trên bạt cũng nhanh hơn vì cạo đến đâu, cơ bản sạch muối đến đó nên đã giảm được thời gian và sức lao động trong quá trình sản xuất, và có thể kết hợp với việc thu gom muối bằng hệ thống thủy lực.

    HDPE Solmax có nhiều ứng dụng hiệu quả trong nông nghiệp tại Việt Nam

    Lưu ý trước khi lót màng HPDE:

    Trước khi trải màng cần làm sạch nền ruộng để loại bỏ các hạt sạn, đá, vật cứng có thể làm thủng màng.
    Dụng cụ cào muối khi thu hoạch phải nhẵn, không góc cạnh để tránh làm rách bạt HPDE.
    Khi cần thiết phải hàn dán màng nên dùng thanh gỗ hoặc nhựa để nẹp hai mép màng lại với nhau.

    Để được tư vấn thêm về giải pháp này, chi tiết xin liên hệ:

Bình luận qua Facebook

Đối tác của Teinco